Tin game Việt | Tin thể thao

Tin game Việt | Tin thể thao
tingameviet.com

Saturday, September 6, 2014

Hướng dẫn sử dụng chuyển hướng 301 và thuộc tính canonical

Thiết lập chuyển hướng cho một trang web luôn là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự am hiểu tường tận về phương pháp định sử dụng. Chuyển hướng 301 và thuộc tính canonical mặc dù đã được sử dụng từ khá lâu, nhưng nó vẫn làm nhiều SEO-er và các webmaster bối rối và gặp khó khăn khi thực hiện. Vậy làm thế nào để tận dụng được hai phương pháp chuyển hương này một cách tốt nhất?


Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung vào hai phương pháp chính để chuyển hướng cho một trang web. Đó là chuyển hướng 301 và thuộc tính rel = “canonical”. Hai phương pháp chuyển hướng này có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề về trùng lặp nội dung, duy trì thứ hạng trên bộ máy tìm kiếm, và cải thiện trải nghiệm cho người dùng.



Sự khác biệt giữa hai phương pháp?

Google đã cung cấp một số hướng dẫn cơ bản để đảm bảo rằng, tất cả chúng ta đều thức hiện hai phương pháp này một cách đúng đắn khi chuyển hướng. Đơn giản hãy hiểu hai phương pháp này như sau:

Chuyển hướng 301 – Một trang web cũ đã được di dời đến một trang web mới khác. Bạn muốn bộ máy tìm kiếm bỏ index trang web cũ, thay vào đó index cho trang web mới mà chuyển hướng 301 trỏ tới.

Thuộc tính canonical – Có nhiều trang web khác trên cùng một website có nội dung giống nhau. Thuộc tính canonical muốn thông báo cho công cụ tìm kiếm, chỉ index trang web mà bạn cảm thấy thích hợp nhất trong khi vẫn hiển thị những trang còn lại cho người dùng sử dụng.

Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu về hai phương pháp chuyển hướng này.


Chuyển hướng 301

Chuyển hướng 301 là phương pháp chuyển hướng hoàn toàn và vĩnh viễn cho một trang web. Bằng cách thực hiện lệnh này, bạn sẽ gần như chuyển được toàn bộ các backlink, authority, và thứ hạng của trang cũ cho trang mới. Matt Cutts của Google đã phát biểu rằng: “dĩ nhiên, bạn sẽ mất một phần nhỏ authority hay thứ hạng, nhưng nó sẽ được khôi phục theo thời gian”.

Chuyển hướng 301 sẽ thông báo cho người dùng cũng như công cụ tìm kiếm rằng, những nội dung tiếp theo của trang cũ sẽ được cập nhật trên trang mới, mà chuyển hướng 301 trỏ tới.

Nghe có vẻ đơn giản, phải không?

Các vấn đề thường gặp với chuyển hướng 301

Tuy nhiên, vẫn có một vài vấn đề thường xuyên xảy ra với chuyển hướng 301.

Đầu tiên, chuyển hướng 301 có thể ngăn cản bạn thực hiện mã trạng thái HTTP (HTTP status code) và cũng có thể bạn sẽ không có quyền truy cập FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tập tin). Vì thế, dù thế nào đi chăng nữa, khi bạn không được quyền truy cập vào server, thì chuyển hướng 301 cũng chỉ đơn giản là một lựa chọn tham khảo bạn nên xem xét.

Một nhược điểm nữa của chuyển hướng 301 là, đôi khi mất rất nhiều thời gian để các công cụ tìm kiếm hồi phục authority và xếp hạng như trang web cũ. Điều này phụ thuộc rất lớn vào mức độ thường xuyên thu thập dữ liệu của bộ máy tìm kiếm. Sự chậm trễ này cũng đồng nghĩa rằng, bạn không nên sử dụng chuyển hướng này cho những chiến dịch ngắn hạn.

Cuối cùng, vấn đề phổ biến nhất với chuyển hướng 301, là nhiều người không sử dụng nó một cách chính xác. Một tình trạng thường gặp, các marketer phát triển một website mới, sau đó sử dụng chuyển hướng 301 để trỏ tất cả các trang của website cũ sang homepage của website mới. Chuyển hướng 301 không phải là phương pháp tối ưu trong trường hợp này. Cách này có thể làm giảm lượng traffic và dẫn tới tỷ lệ bound rate cao. Đó là một điều không may mà bạn nên tránh. Ví dụ trên chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về cách sử dụng sai chuyển hướng 301.

Đừng để bản thân bạn mắc phải những vấn đề này. Nhưng nhìn chung, chuyển hướng 301 vẫn là sự lựa chọn ưa thích khi muốn chuyển hướng một trang vĩnh viễn.

Khi nào nên sử dụng chuyển hướng 301
  • - Sử dụng mặc định khi có nhu cầu – đây là phương pháp được ưa dùng.
  • - Một trang web được di dời và thay thế vĩnh viễn.
  • - Tên miền được thay đổi vĩnh viễn (do sự mua lại, xây dựng lại thương hiệu…)
  • - Trang web với lỗi 404 hoặc nội dung hết hạn.
Thuộc tính Rel = “canonical”

Thuộc tính “rel = canonical” mặc dù đôi khi có thể dùng để thay thế cho chuyển hướng 301, nhưng 2 phương pháp này vẫn có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt. Thuộc tính này không chỉ thông báo cho người dùng tìm đến một trang web mới (có nội dung giống trang cũ), mà còn là một phương pháp được sử dụng vì lợi ích của các công cụ tìm kiếm.

Một điều hay gặp, chúng ta thường có những trang web với nội dung tương tự hoặc y hệt nhau. Bạn biết rằng nội dung trùng lặp là một lỗi mà Google đánh giá thấp, vì thế khi đó hãy sử dụng thuộc tính rel = “canonical”.

Ví dụ, thuộc tính này thông báo với công cụ tìm kiếm rằng, bạn có hai (hoặc nhiều hơn) các trang web cùng liệt kê những loại sản phẩm giống nhau trên website. Một trang thì liệt kê theo bảng chữ cái abc, một trang thì liệt kê theo chiều hướng của giá sản phẩm. Chúng chứa cùng một nội dung, nhưng có URL hoàn toàn khác nhau. Nếu để cả 2 trang cùng tồn tại một cách bình thường, Google sẽ index cả 2 trang trên bộ máy tìm kiếm. Những tốt nhất, hãy chọn trang mà bạn cảm thấy phù hợp nhất và bạn muốn trang đó xuất hiện trên trang tìm kiếm.

Bằng cách đặt thuộc tính rel =”canonical” với trang mà sản phẩm được sắp xếp theo vần abc, bạn sẽ thông báo với công cụ tìm kiếm, trang web xếp sản phẩm theo chiều hướng của giá là trang bạn ưa dùng hơn và bạn muốn Goolge index nó. Điều này cũng có nghĩa rằng, bạn thừa nhận nội dung trên hai trang này là khá giống nhau và trang với sản phầm được sắp xếp theo giá quan trọng với người dùng hơn.

Nhiều người thắc mắc, PageRank hoặc link juice có bị mất sau khi chuyển hướng bằng thuộc tính này không. Cutts của Google đã khẳng định rằng: “Như các bạn biết đấy, chuyển hướng 301 và thuộc tính canonical có những đặc điểm giống nhau. Cả 2 phương pháp này đều làm mất một phần nhỏ Pagerank cũng như link juice. Nhưng nó sẽ được khôi phục lại theo thời gian”

Các vấn đề thường gặp với thuộc tính canonical

Cũng như chuyển hướng 301, thuộc tính “rel = canonical” cũng có một số hạn chế nhất định.

Đầu tiên, tôi khẳng định rằng, đây cũng chỉ là một lựa chọn mà bạn nên xem xét. Tất cả công cụ tìm kiếm đều không quá chú trọng tới thuộc tính rel = “canonical” và không phải lúc nào họ cũng tuân theo thuộc tính này. Điều này có nghĩa rằng, đôi khi, bạn vẫn có thể nhìn thấy 2 trang giống nhau, cùng một nội dung từ một website cùng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

Cũng như chuyển hướng 301, vấn đề lớn nhất với thuộc tính rel = “canonical” là nhiều người thường sử dụng không đúng cách. Họ lạm dụng thuộc tính này để áp dụng cho các trang web mà có nội dung rất khác nhau.

Sự lạm dụng phổ biến có lẽ là với các trang có nội dung liên kết nhau, nhưng hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, bạn tạo một bài viết rất dài trên blog, và bạn dự định chia bài viết đó thành 5 phần nhỏ. Mỗi một phần được hiển thị trên một trang riêng biệt với URL riêng.

Tôi biết rất nhiều trường hợp như vậy. Mỗi trang như này đều chứa thuộc tính rel = “canonical” để thông báo với Google index trang đầu tiên trong 5 trang được chia nhỏ ra. Mặc dù, ý định đó không có gì là sai trái, nhưng bạn đang làm dụng thuộc tính để thông báo cho công cụ tìm kiếm, nội dung trên mỗi trang này là gần như giống hệt nhau (thực tế chúng rất khác nhau).

Bằng cách lạm dụng thuộc tính này, bạn đã vô tình ngăn không cho các trang từ 2-5 hiển thị trên trang kết quả, ngay cả khi các trang đó có một sự liên quan và authority nhất định với một tìm kiếm cụ thể nào đó. Chính bạn đang hạn chế khả năng hiển thị website của bạn, và tạo ra những thứ không cần thiết, có khi còn gây thiệt hại cho bạn

Trong trường hợp này, hãy sử dụng tính năng phân trang với thuộc tính Rel = “next” và Rel = “prev”. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng thuộc tính này ở đây.

Khi nào nên sử dụng thuộc tính canonical?

- Khi không thể thực hiện được chuyển hướng 301, hoặc mất quá nhiều thời gian để thực hiện chuyển hướng 301.
- Khi hai trang web có nội dung trùng lặp và bạn cả muốn hiển thị cả 2 trang cho người dùng.
- Một trang với nhiều url nhưng với chỉ một nội dung (đó là khi bạn sử dụng các tính năng như: phân loại, sắp xếp . . .)
- Khi xem xét side-wide (tất cả các liên kết trên tất cả các page của một website).
- Cân nhắc về vấn đề liên tên miền (cross domain) với 2 trang web tương tự nhau, nhưng cần phải cùng tồn tại.

Tóm tắt

Các lựa chọn chuyển hướng có vẻ khá phức tạp, nhưng hi vọng, với bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về hai phương pháp chuyển hướng và áp dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Cả hai lựa chọn này có thể sẽ giảm một phần nào link juice và được Google xem xét, index như nhau, nhưng nhìn chung, chuyển hướng 301 được ưa dùng hơn. Chúc các bạn thành công!

Thêm thuộc tính rel - 'rel=nofollow' cho thẻ liên kết

Thuộc tính rel cho thẻ liên kết không hiểu sao không được coi trọng trong Blogger - một sản phẩm của Google. Trong khi với Wordpress thì thuộc tính này luôn được khai báo cẩn thận và có phải nhờ một phần như vậy mà Wordpress có khả năng SEO tốt hơn Blogger rất nhiều?

Để hiểu hơn lý do tại sao cần có thuộc tính rel cho thẻ liên kết chúng ta xem hình dưới đây.

label name


title

Xem hình 1 bạn có thể thấy liên kết đến label Blogger ở blog mình có URL giống nhau, ở hình 2 liên kết đến bài viết tại widget Blog và widget Popular Posts cũng trùng. Việc có nhiều liên kết giống nhau cùng xuất hiện trên một trang sẽ gây "khó chịu" cho công cụ tìm kiếm và có thể blog bạn bị xem là spam link. Để giải quyết vấn đề này một phát minh được đưa ra là khai báo thuộc tính rel cho thẻ liên kết, cú pháp là <a rel="value">. Trong đó value (giá trị) gồm một vài kiểu sau:

  • bookmark: tài liệu lưu trữ.
  • tag: tài liệu được đánh dấu thành nhóm.
  • prev: tài liệu trước đó.
  • next: tài liệu tiếp theo.
  • nofollow: để xác định cho bot tìm kiếm không theo liên kết này.

Và còn nhiều giá trị khác của thuộc tính rel trong thẻ liên kết. Mình chỉ liệt kê ra một vài kiểu trên để áp dụng cho thủ thuật sau đây. Thủ thuật mình giới thiệu sẽ thêm giá trị bookmark cho thẻ liên kết đến bài viết của widget Popular Posts, giá trị tag cho thẻ liên kết đến label của widget Label và widget Blog, giá trị prev và next cho thẻ liên kết đến bài đăng cũ hơn và mới hơn của widget Blog, giá trị nofollow cho thẻ liên kết đến nhận xét.

1. Thêm giá trị bookmark cho thẻ liên kết đến bài viết của widget Popular Posts:
Tìm đến widget Popular Posts với từ khóa PopularPosts1 và lần lượt thay thế:

expr:href='data:post.href'
Thành:
expr:href='data:post.href' rel='bookmark'
Có 6 đoạn code đó với widget Popular Posts chưa chỉnh sửa.

2. Thêm giá trị tag cho thẻ liên kết đến label của widget Label và widget Blog:

  • Thêm giá trị tag cho thẻ liên kết đến label của widget Label:
    Tìm đến widget Label với từ khóa Label1 và lần lượt thay thế:
    expr:href='data:label.url'
    Thành:
    expr:href='data:label.url' rel='tag'
    Có 2 đoạn code đó, 1 cho label dạng list và 1 cho label dạng cloud.
  • Thêm giá trị tag cho thẻ liên kết đến label của widget Blog:
    Tìm với từ khóa <b:loop values='data:post.labels' var='label'> và xem thẻ liên kết ngay dưới nó có thuộc tính rel='tag' chưa (mình xem thử 1 template mẫu của Blogger thì thẻ liên kết này đã có). Nếu thẻ này chưa có bạn thay:
    expr:href='data:label.url'
    Thành:
    expr:href='data:label.url' rel='tag'

3. Thêm giá trị prev và next cho thẻ liên kết đến bài đăng cũ hơn và mới hơn của widget Blog:
Tìm với từ khóa <b:includable id='nextprev'>, lần lượt thay thế:

expr:href='data:olderPageUrl'
Thành: 
expr:href='data:olderPageUrl' rel='prev'

Và: 

expr:href='data:newerPageUrl'
Thành:
expr:href='data:newerPageUrl' rel='next'
Ngoài ra thì khi số nhận xét trong bài viết của blog hơn 200 sẽ xuất hiện phân trang cho nhận xét, bạn có thể thêm rel='last'rel='prev'rel='next' và rel='first' cho thẻ liên kết đến những trang nhận xét tương ứng.

4. Thêm giá trị nofollow cho thẻ liên kết đến nhận xét:
Thay thế toàn bộ:

expr:href='data:post.addCommentUrl'
Thành:
expr:href='data:post.addCommentUrl' rel='nofollow'
Trong blog còn có nhiều thẻ liên kết đến vị trí quy định bởi id hoặc name, bạn có thể thêmrel='nofollow' cho nó.
Việc thêm thuộc tính rel cho thẻ liên kết cũng giống như... uống thuốc bổ, có thể không nhận ra hiệu quả ngay lập tức. Và đôi khi cũng ngây hại nếu dùng không đúng cách!!!

Thuybtc 

Friday, September 5, 2014

Để được đứng đầu trong danh sách của công cụ tìm kiếm

Để tìm địa chỉ web trên Internet, người ta thường sử dụng công cụ tìm kiếm. Lẽ đương nhiên ai cũng muốn trang web của mình lọt vào những trang đầu danh sách kết quả tìm kiếm. Kỹ thuật nào có thể giúp đạt được điều ấy?
Khi Internet bắt đầu thâm nhập mạnh vào thương trường thì các doanh nghiệp cũng lần lượt cho ra đời những website của mình. Song chỉ cần lướt qua các công cụ tìm kiếm lớn với một số từ khóa cụ thể nào đó, cũng có thể nhận ra rằng các doanh nghiệp Việt Nam rất hiếm khi được lọt vào những trang đầu trong danh sách kết quả tìm kiếm. Chính điều này đã cản trở rất nhiều khả năng kinh doanh từ mạng của doanh nghiệp. Theo thống kê thì hiện nay trên thế giới có hơn 70% khách truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm để lấy thông tin, tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ. Các chuyên gia của Công ty Bancorp Piper Jaffray ước tính đến những năm gần đây, công nghệ tìm kiếm trên Internet sẽ đem lại doanh thu khoảng hàng tỷ đô la Mỹ. Chính  vì vậy, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm đang là xu hướng ở các doanh nghiệp quan tâm đến việc khai thác tiềm năng kinh doanh trên mạng.

Ở Việt Nam, có doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc ứng dụng công cụ tìm kiếm vào kinh doanh, nhưng cũng có những doanh nghiệp quan tâm lại không biết phải làm thế nào để được xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Rõ ràng đây là con đường nhanh chóng và hiệu quả để khách hàng có thể tiếp cận doanh nghiệp, song làm thế nào để có được vị trí như mong muốn lại không đơn giản.

Lập danh sách từ khóa.

Bước đầu tiên để có mặt trên công cụ tìm kiếm là bạn phải lập một danh sách các từ khóa đặc trưng cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn mà khách hàng thường sử dụng nhất, rồi sau đó đăng ký vào các công cụ tìm kiếm. Một sai lầm thường gặp ở các doanh nghiệp là họ chia nhỏ từ khóa của mình ra quá chi tiết, quá cụ thể ngay từ đầu hoặc chỉ sử dụng những từ khóa quá thông dụng.
Với những từ khóa thông dụng, bạn rất khó chen chân với các đại gia giàu kinh nghiệm và không tiếc tiền của để được xếp ở những thứ hạng đầu. Việc lập danh sách từ khóa hoàn toàn không đơn giản, bạn không chỉ đóng vai trò của một doanh nghiệp mà còn phải sắm vai khách truy cập đang tìm kiếm sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể tham  khảo bạn bè, người thân vì những người ngoài cuộc thường lại sáng suốt hơn, hoặc bạn cũng có thể nghiên cứu cách xây dựng từ khóa từ những công ty hoạt động tương tự như mình.
Hãy liệt kê tất cả các phương án từ khóa mà khách hàng có thể sử dụng để tìm kiếm sản phẩm, không chỉ bao gồm những từ ngắn gọn, chung chung mà cả những cụm từ chi tiết. Nhiều doanh nghiệp khôn ngoan thậm chí còn sử dụng cả những từ sai chính tả thường gặp và các từ ở cả hình thức số ít lẫn số nhiều.

Đăng ký vào các công cụ tìm kiếm

Việc sử dụng các phần mềm để đăng ký tự động vào hàng loạt công cụ tìm kiếm thường ít khi mang lại hiệu quả mong đợi. Mỗi công cụ tìm kiếm có một tiêu chí xếp hạng khác nhau, do đó tốt hơn cả là bạn nên đăng ký thủ công. 

Nhiều doanh nghiệp do sợ áp lực cạnh tranh ở những công cụ tìm kiếm lớn nên đã đăng ký vào những công cụ tìm kiếm ít tên tuổi. Trên thực tế, với phương pháp này bạn chẳng kiếm được bao nhiêu lượt truy cập mà có khi còn bị tống hàng trăm thư rác mỗi ngày. Chính vì vậy, đăng ký vào các công cụ tìm kiếm lớn vẫn là phương án được ưa chuộng. Hiện tại có hàng nghìn công cụ tìm kiếm khác nhau trên mạng, nhưng thông dụng nhất hiện nay là Google, Yahoo, Excite, Alta Vista, MSN, Fast, AOL, HotBot, iWon.  

Một điểm nữa cần lưu ý là chỉ nên đăng ký vào công cụ tìm kiếm khi website đã hoàn thiện bởi vì máy sẽ tự động kiểm tra trang web ngay tức thì. Nếu website của bạn không được hoàn chỉnh hoặc thậm chí còn chưa được đưa lên mạng, máy sẽ có những thông số không tốt về website. 

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Đây chính là điểm mà phần lớn các doanh nghiệp bỏ qua và vì thế không có được thứ hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Việc đăng ký chỉ có ý nghĩa khi website của bạn được liệt kê trong trang đầu tiên, cùng lắm là đến trang thứ 3. Những trang sau nữa rất ít khi được truy cập.

Một nhà thiết kế chuyên nghiệp khi xây dựng website phải luôn chú trọng điều này và tư vấn cặn kẽ cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chuộng kiểu thiết kế với trang chủ hoàn toàn bằng hình ảnh động. Trên thực tế những website kiểu này tuy sống động, đẹp mắt song hiệu qủa thường không cao do các công cụ tìm kiếm thường chỉ phân tích và phân loại các trang web viết bằng ngôn ngữ HTML thông thường, và vì vậy không dò được nội dung trang chủ. Khách truy cập cũng thường không đủ kiên nhẫn vào tiếp những trang trong khi họ chưa thấy xuất hiện ngay thứ họ cần. Nên hạn chế dùng khung ở trang chủ, vì trang web sử dụng khung khi ở dạng HTML sẽ chỉ có một vài dòng đơn giản, không đủ thông tin cho công cụ tìm kiếm.

Một website chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp khi chứng minh được tính hiệu quả của nó. Nhiều doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi tư tưởng nhồi nhét thật nhiều thứ vào website của mình cho bõ công thiết kế. Nếu nội dung trang web quá lan man và bao gồm nhiều sản phẩm không liên quan thì công cụ tìm kiếm rất khó xác định trang web này viết về cái gì. Ngoài ra, một mẹo vặt của các chủ trang web thường gây phản tác dụng là cố nhồi nhét nhiều từ khóa trên một trang để công cụ tìm kiếm dễ nhận dạng. Thực ra khi một công cụ tìm kiếm đọc được hàng trăm từ khóa khác nhau trên một trang sẽ rất khó phân định và dĩ nhiên trang đó sẽ không được xếp ở vị trí cao với bất cứ từ khóa nào. 

Một số công cụ tìm kiếm như Google lại đánh giá cao những website liên kết với nhiều website lớn khác. Do đó, nếu có thể, hãy phát triển liên kết với các website khác. Đồng thời, nên trau chuốt cho website của mình do các danh bạ thường đánh giá website dựa theo tính hữu dụng và tạo được cảm giác tốt.

Công cụ tìm kiếm là một con đường khá nhanh và hiệu quả để khách hàng mọi nơi có thể biết đến doanh nghiệp. Song cũng cần nhớ một điều là phải biết kiên nhẫn vì đăng nhập vào các công cụ tìm kiếm cũng khó có kết quả ngay được, thường phải mất đến tám tuần thì website của bạn mới được đưa vào danh bạ. Ngoài ra bạn cùng cần tham khảo 11 mẹo tìm kiếm nâng cao với Google để nâng cao chất lượng SEO. Như vậy bạn đã có được những kiến thức cơ bản về SEO rồi đó, hãy kiên trì nhé, đừng buông tay quá sớm và bạn sẽ được đền bù xứng đáng! 

Kiếm tiền trên Blog, website bằng các dịch vụ của Google - Hướng dẵn đặt code Adsense trên blog

Chắc chắn rằng rất nhiều người sử dụng các sản phẩm của Google mà vẫn không hiểu Google kiếm tiền từ đâu ra bởi vì các tất cả đều miễn phí! Xin nói ngay rằng doanh thu của Google đến 99% là nhờ quảng cáo qua Internet. Thế thì Google quảng cáo như thế nào? Xin thưa, mỗi khi bạn tìm kiếm, các kết quả đầu tiên thường là kết quả từ khóa của nhà quảng cáo (advertiser). Khi bạn click vào các kết quả này, nhà quảng cáo trả tiền cho Google còn bạn thì tìm được cái mình muốn. Thế thì bạn đã hiểu vì sao chưa nhỉ? Ở đây tôi xin bàn với bạn các vấn đề về việc kiếm tiền trên blog, mong rằng các bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và giúp bạn kiếm được ít thu nhập để nhâm nhi cà phê mỗi sáng! 
I Kiếm tiền trên blog cũng như trên website của bạn có các hình thức sau: 
- Nhà quảng cáo đặt banner hay logo của họ trên blog của bạn, theo giá quy định ngày/tuần/tháng hay năm và tùy theo vị trí đặt các quảng cáo này mà có giá cả khác nhau. Hãy xem trang web của báo Tuổi Trẻ có rất nhiều công ty, doanh nghiệp quảng cáo hoặc trang chuyên về mua bán rao vặt bạn sẽ biết rõ các vị trí này cũng như thông tin giá cả.
 - Bạn đăng ký làm nhà xuất bản (publisher) quảng cáo thông qua các công ty hay hãng cung cấp quảng cáo. Các hãng hay công ty cung cấp quảng cáo này nhận tiền từ nhà quảng cáo (còn có danh nghĩa là nhà tài trợ) và chia lợi nhuận theo tỉ lệ cho bạn tùy thuộc vào số lượng khách truy cập và quan tâm đến quảng cáo (nghĩa là click xem quảng cáo) cũng như thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm hay dịch vụ. Ðây là trường hợp của GoogleAdsense,Yahoo! Publisher Network, CJ… 
- Bạn đăng ký làm nhà xuất bản, và đăng quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ trực tiếp từ nhà quảng cáo và khách hàng viếng thăm trang của bạn mua sản phẩm hay dịch vụ đó thì bạn được hưởng phần trăm hoa hồng. Ðây là trường hợp của các trang chuyên về thương mại điện tử nhưAmazon, eBay… 
- Bạn làm thành viên của các trang chuyên về kiếm tiền trên mạng, bạn đặt logo hay banner trên trang của bạn và mời họ đăng ký thông qua giới thiệu của bạn. Đây là trường hợp của các trang chuyên về đọc email trả tiền, lướt web trả tiền, sử dụng thử phầm mềm,…Tuy nhiên hãy cảnh giác khi kiếm tiền từ đây, bởi bạn có thể không kiếm được xu nào mà còn mất thời gian, tiền bạn lẫn sức khỏe. 
Bây giờ chúng ta bàn về Google Adsense. Với uy tín và thương hiệu Google, chúng ta có thể kiếm được thu nhập đủ uống cà phê mệt nghỉ đấy! 
II Kiếm tiền trên mạng với Google: 
Đa số những quảng cáo kiểu “kiếm tiền trên mạng” đều không đáng tin hoặc không bõ công. Tuy nhiên, nếu việc đó xuất phát từ một công ty có uy tín như Google thì có lẽ có lẽ chúng ta cũng nên cân nhắc. Dịch vụ Google Adsense không yêu cầu bạn click vào đâu cả mà chỉ thống kê xem các quảng cáo của họ đặt trên trang web của bạn có bao nhiêu người viếng để tính tiền chi trả cho bạn mà thôi. 
Nói đến kiếm tiền trên mạng, có thể bạn sẽ nhăn mặt thầm nhủ “chuyện tào lao, lừa đảo”… Nhưng khi vấn đề có liên quan đến Google thì hẳn đây là một việc nghiêm túc. Nếu bạn là một webmaster và muốn sử dụng trang web của mình để “kiếm chác” chút đỉnh thì Google Adsense là một công cụ mà bạn nên quan tâm. Chỉ riêng danh tiếng của Google cũng đã đủ là một sự bảo đảm. Cách thức hoạt động của chương trình này là Google sẽ đặt quảng cáo của các công ty mà họ có được lên site của bạn, nếu có người truy cập site và vào xem các quảng cáo đó thì các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho bạn thông qua Google. Nói một cách cụ thể thì một khi được chấp nhận tham gia chương trình này, bạn sẽ được cung cấp một đoạn code HTML để chèn vào bất cứ đâu trong trang web của bạn. Mỗi lần khách đến thăm bấm chuột vào banner quảng cáo của Google Adsense thì bạn sẽ nhận được một khoản tiền, ít thôi, nhưng tích thiểu thành đaị ! 
Điều hạn chế mà chúng ta gặp phải đầu tiên là dịch vụ này của Google chưa chấp nhận các site có nội dung không phải tiếng Anh. Vì thế nếu bạn sử dụng một site có nội dung tiếng Việt để đăng ký thì sẽ không được chấp nhận. Trong khi chờ đợi điều này được thay đổi, có một cách để Google chấp nhận là sử dụng blog của chính Google. 
Để tạo cho mình một blog của Google, bạn hãy truy cập vào blogspot.com. Để việc đăng ký blog được nhanh chóng, tốt nhất bạn nên có một tài khoản Gmail (đăng ký miễn phí tại gmail.com)./ Sau khi có một tài khoản Gmail, bạn vào trang blogspot.com và chọn Create Your Blog Now. Tại đây bạn hãy tiến hành điền đầy đủ các thao tác nhập thông tin như bình thường. 
Sau khi đã hoàn thành cho mình một trang blog, bạn sử dụng địa chỉ blog của mình để đăng ký với Google. Để đăng ký tham gia chương trình này của Google, hãy vào trang Google Adsense bấm vào Click Here to Apply. Một form xuất hiện để bạn điền các thông tin cá nhân vào. Điều lưu ý là bạn phải điền hoàn toàn chính xác các thông tin cá nhân của mình với Google để tiện việc giao dịch sau này. Google sẽ hoàn toàn giữ bí mật cá nhân của bạn. 
Ở mục Website URL, hãy điền địa chỉ của blog mà bạn đã đăng ký ở blogspot (ví dụ: example.blogspot.com) còn ở mục Website language thì bạn chọn ngôn ngữ cho site của mình là tiếng Anh. Mục Account type bạn chọn Individual (Bussiness dành cho các website thương mại), và mục Country or territory thì bạn chọn Vietnam. 
Toàn bộ các mục còn lại là các mục về thông tin cá nhân của bạn. Bạn phải đảm bảo các thông tin này là chính xác để khỏi trở ngại cho việc giao dịch về sau này. Để được chấp nhận, bạn phải đồng ý với các điều lệ của Google Adsense khi tham gia chương trình, bạn phải đánh dấu chọn vào toàn bộ các ô kiểm ở mục Policies. Cuối cùng bấm nút Submit Information để hoàn tất. Google Adsense sẽ hỏi lại bạn lần cuối về các thông tin của mình trước khi hoàn thành việc đăng ký. Sau khi đăng ký, bạn phải mất khoảng 1 đến 2 ngày để Google Adsense kiểm tra lại mẫu đăng ký của bạn và quyết định có chấp nhận bạn tham gia chương trình hay không. 
Để GoogleAdsense chấp nhận bạn thì site bạn đã đăng ký với Google phải là trang có nội dung, nghĩa là bạn phải chăm chỉ post bài lên trang blogspot của mình (tất nhiên nội dung phải là tiếngAnh). Mẹo: Bạn có thể vào một số báo tiếngAnh, trích xuất nội dung đem lên blog của mình (nhớ đề xuất xứ cho nghiêm túc). 
Sau khi được Google Adsense chấp nhận, bạn đã có một tài khoản tại Google Adsense với tên truy cập là email bạn đã sử dụng để đăng ký và mật khẩu bạn đã chọn. Sau khi đăng nhập vào tài khoản thì có một số mục cần lưu ý sau: 
1. Report: là bản báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… với số tiền bạn kiếm được. 
2. Ad Settings: là phần để bạn thiết lập những banner quảng cáo sao cho phù hợp với trang của bạn, với kích thước của banner, màu sắc của banner và lấy dòng code HTMLđể chèn vào trang của mình. 
3. Search Settings: phần này để chèn đoạn tìm kiếm với Google và trang của bạn, bạn cũng nhận được tiền từ dịch vụ này. 
4.Account Information: là thông tin về tài khoản của bạn, bao gồm địa chỉ, số để trả thuế, tài khoản… 
5.Ads Performance: là “thành quả” lao động của những banner bạn đặt trên trang web.
6. Search Perfomance: cũng giống nhưAds Performance. 
7. Payment History: là thông tin về những lần GoogleAdsense tính toán sau mỗi tháng. 

Về cơ bản là thế. Nếu bạn đã tạo ra được trang web rồi, và lại đủ điều kiện để Google Adsense chấp nhận thì bạn sẽ hoàn toàn dễ dàng lấy code HTMLchèn vào trang của mình. 
Một điều khá hay của chương trình này là một code HTML của một tài khoản có thể đặt lên nhiều site khác nhau, điều đó có nghĩa là bạn có thể vừa đặt code lên site có nội dung tiếng Anh dùng để đăng ký với GoogleAdsense, vừa có thể đặt quảng cáo lên trang web có nội dung tiếng Việt của chính bạn. 
Qua quá trình tham gia, bạn có thể tự tìm hiểu thêm về chương trình này, tuy nhiên sau đây là một số lưu ý mà bạn nên cẩn thận để tránh bị khóa tài khoản một cách đáng tiếc: 
1. Đừng bao giờ tự bấm chuột vào banner của chính bạn với bất cứ lý do gì. 
2. Đừng bao giờ thay đổi Adsense code: trong tài khoản của bạn, Google cho phép bạn thay đổi màu sắc, đường viền, màu chữ, kiểu dáng, kích thước banner. Bạn chỉ được phép thay đổi nó trong tài khoản của bạn, bất cứ tác động nào đến đoạn code quảng cáo của Google đều là vi phạm quy tắc. Do vậy bạn cũng không nên thay đổi nó mà giữ nguyên như lúc ban đầu. 
3. Chỉ đặt banner của Google trên những trang có nội dung. Vì Google Adsense có hệ thống tìm kiếm rất xuất sắc, mà chúng ta đều đã biết, cho nên đừng… bịp nó, mà hãy làm những trang có nội dung thật sự. 
4. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn chớ có tìm cách bịp Google Adsense bằng những phần mềm tự động bấm chuột. Google Adsense dư thông minh để biết rằng nó đang bị nói dối và trong trường hợp đó thì tài khoản của bạn sẽ vĩnh viễn bị xóa và bạn không bao giờ còn cơ hội tham gia chương trình đó nữa. 
Điều cuối cùng bạn cần biết là ta sẽ nhận tiền như thế nào? Đó là khi tài khoản của bạn đạt 50$, Google Adsense sẽ gửi cho bạn một lá thư (thư thật chứ không phải là email) đến địa chỉ mà bạn đã dùng để đăng ký, trong đó có một mã số PIN (Personal Identification Number: mã số xác nhận cá nhân). Khi bạn tham gia vào Google Adsense, trước khi nhận tiền, bạn cần nạp vào mã số PIN nhận được từ Google. Mã số PIN mang ý nghĩa bảo vệ người sử dụng Google Adsense, nó đảm bảo rằng séc của bạn sẽ được chuyển đến đúng địa chỉ mà bạn đã nhập trong tài khoản. 
Sau khi bạn điền mã PIN trước ngày 15 của tháng và tài khoản của bạn có trên 100$ thì Google Adsense sẽ gửi séc đến cho bạn vào ngày 25 của tháng mà bạn có đủ 100$ trong tài khoản (chẳng hạn bạn điền số PIN vào tài khoản vào ngày 13 tháng 4 và tài khoản của bạn có 110$ thì vào 25 tháng 4, GoogleAdsense sẽ gửi cho bạn 1 tấm séc giá trị 110$). 
Sửa tầm và biên soạn

Wednesday, September 3, 2014

Tương lai sáng của quảng cáo trực tuyến

Trong năm 2012, đầu tư quảng cáo toàn cầu sẽ tăng. Nếu thị trường quảng cáo trên truyền hình vẫn đứng số một thế giới, quảng cáo trực tuyến ngày càng chiếm nhiều thị phần trên thị trường so với các loại hình truyền thống như trên đài phát thanh và báo chí.

Tương lai sáng của quảng cáo trực tuyến

Ngày càng có nhiều quảng cáo trên truyền hình và máy tính, trong khi đó quảng cáo trên báo chí ngày càng giảm, theo các dự báo mới nhất của công ty nghiên cứu Strategy Analytics. Trong năm 2012, đầu tư quảng cáo toàn cầu dự kiến sẽ tăng, có thể đạt mức 362 tỷ Euro. Quảng cáo tập trung vào các sự kiện thời sự nổi bật, trong số đó có thểkể đến Thế vận hội London, bầu cử tổng thống Mỹ hoặc giải vô địch bóng đá châu Âu.
Theo công ty nghiên cứu này, xu hướng tăng trưởng của thị trường quảng cáo sẽ duy trì trong hai năm tới, dự kiến tổng đầu tư toàn cầu cho lĩnh vực này sẽ là 389 tỷ Euro năm 2014. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo đạt 4%, tỉ lệ này đạt 4.9% trong năm nay, với mức tăng mạnh mẽ trên Internet (+12,8%) và trên truyền hình (+5%) và gần như không thay đổi trên báo chí (+0.5%).
Theo Ed Barton, giám đốc chiến lược truyền thông kỹ thuật số, quảng cáo trực tuyến sẽ có "tương lai sáng sủa" do sự tăng trưởng mạnh mẽ tại các thị trường mới nổi và chi tiêu mạnh taycho các trang mạng xã hội và quảng cáo video.
Tuy vậy, truyền hình vẫn đứng đầu thị trường quảng cáo, với 146,6 tỷ Euro trong đầu tư, chiếm40% tổng chi dự kiến, trong khi chi phí cho quảng cáo trên Internet dự kiến sẽ là 64,7 tỷ, chiếm 18% tổng chi.
Công ty nghiên cứu không chỉ ra con số đầu tư quảng cáo trên báo chí, lĩnh vực này chỉ tăng 0,5% (chiếm 26,4% thị phần). Lĩnh vực quảng cáo của Pháp năm nay sẽ sáng sủa hơn năm ngoái, nhưng lại kém hơn so với mặt bằng chung của cả châu Âu với mức tăng trưởng dự kiến là 3,7%, với 106 tỷ Euro chi phí cho quảng cáo. Nước này có mức tăng trưởng mạnh nhất (+9,7%) năm nay đối với quảng cáo trên Internet với 2,3 tỷ Euro đầu tư so với 2,4% dành cho quảng cáo trên truyền hình và 2,4% cho các loại hình quảng cáo trên phương tiên truyền thống.
Báo chí dự kiến sẽ bị giảm 0,7% chi phí đầu tư. Ông Barton nói rằng ở Pháp quảng cáo trực tuyến được dự kiến sẽ tiến xa quảng cáo trên báo chí vào năm 2013 trong khi xu thế này sẽ diễn ra vào năm 2017 ở châu Âu và trên toàn cầu.
Ở Châu Âu, quảng cáo trực tuyến dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 11,7%. Mức tăng sẽ là 3,4% đối với quảng cáo trên truyền hình và 2,4% trên các loại hình truyền thống khác. Riêng đối với quảng cáo trên báo chí, xu hướng này không tăng mà giảm 0,1%.

Chèn code Google Adsense vào bài viết trên Blogsport

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn thủ thuật blogger cách chèn mã quảng cáo của Google Adsense vào Blogger, cách này cũng áp dụng với một số quảng cáo khác như: Adnet.vn, Bidvertiser...để các bạn có thể thiết kế website chuyên nghiệp. Với thủ thuật này thì sẽ giúp bạn SEO website được tốt hơn vì được ưu ái từ Google.

1. Chèn trực tiếp vào tiện ích HLMT/ JavaScript

Vào Quản trị - Bố cục - Thêm tiện ích - chọn HTML/JaveScrip và dán đoạn mã quảng cáo Adsense vào.


Cách này đơn giản, dễ quản lý nhưng không thay đổi được kích thước và không hiện thị được trong bài đăng

2. Chèn vào Template của Blog

Đây là cách được nhiều blogger sử dụng vì quảng cáo sẽ hiện thị trong bài đăng, có thể thay đổi được kích thước và hiển thị được ở nhiều vị trí tối ưu trên blog. Trước khi chèn mã Adsense vào Blog bạn phải chuyển đổi (converter) Google Adsense Converter.
Sau khi chuyển đổi bạn nhận được một mã mới, sử dụng mã này mới có thể chèn vào Template
a/ Chèn trên đầu và dưới tiêu đề bài đăng nhưng dưới tiêu đề blog.
Chèn quảng cáo Google Adsense...vào bài viết trong Blogger
Vào Mẫu (Design) - Chỉnh sửa HTML (Edit HTML) - Chọn Mở rộng tiện ích mẫu (Expand Widget Templates).
- Tìm đoạn code sau:


<div class='post-header-line-1'/>
- CHèn ngay vào dưới nó đoạn mã sau:

<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'> 
<p class='ads'> 
Mã Adsense đã chuyển đổi 
</p> 
</b:if>
b/ Chèn vào dưới cuối mỗi bài đăng.
Chèn quảng cáo Google Adsense...vào bài viết trong Blogger
 


- Bấm (Ctrl + F): Tìm đoạn code tương tự sau:

<div class='post-body entry-content'> 
<p><data:post.body/></p> 
<div style='clear: both;'/> 
</div>
- Chèn vào ngay dưới nó đoạn mã sau:

<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'> 
<p class='ads'> 
Mã Adsense đã chuyển đổi 
</p> 
</b:if>
c/ Hiện quảng cáo bên trái mỗi bài đăng.
Chèn quảng cáo Google Adsense...vào bài viết trong Blogger
- Bấm (Ctrl + F): Tìm đoạn code tương tự sau:

<div class='post-header-line-1'/> 
- Chèn vào ngay dưới nó đoạn mã sau:

<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'> 
<p class='ads' style='float:left'> 
Mã Adsense đã chuyển đổi 
</p> 
</b:if>
d/ Hiện quảng cáo bên phải mỗi bài đăng.
Chèn quảng cáo Google Adsense...vào bài viết trong Blogger
 
- Bấm (Ctrl + F): Tìm đoạn code tương tự sau:

<div class='post-header-line-1'/> 
- Chèn vào ngay dưới nó đoạn mã sau:

<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'> 
<p class='ads' style='float:right'> 
Mã Adsense đã chuyển đổi 
</p> 
</b:if>