Ad Network là mạng quảng cáo kết nối người mua quảng cáo (advertiser) và người bán quảng cáo (publisher) trên nền tảng thương mại điện tử tiện lợi, nhanh chóng. Ad Network cung cấp các hình thức quảng cáo đa dạng, giúp đặt quảng cáo của doanh nghiệp cùng lúc trên hệ thống các website có nội dung phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, hướng tới nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Cơ chế hoạt động mạng quảng cáo (Ad Network)
Mạng quảng cáo Ad Network là nơi người mua quảng cáo và bán quảng cáo có dịp gặp nhau thông qua một bên trung gian. Việc hoạt động hay sử dụng mạng quảng cáo này sẽ phụ thuộc vào cách mà bên trung gian tiến hành triển khai. Tuy nhiên với bất kỳ mạng quảng cáo Ad Network nào thì chúng đều tuân theo cơ chế theo hình dưới đây:
Lợi ich khi tham gia vào mạng quảng cáo Ad Network
– Với Advertiser: Người mua quảng cáo. Thông qua mạng quảng cáo Ad Netword, người mua quảng cáo có thể dễ dàng lựa chọn các website thuộc đối tượng phù hợp với sản phẩm. dịch vụ của mình. Cho phép quảng cáo hiển thị với ngân sách không giới hạn. Các advertiser sẽ không phải lo lắng với nguồn kinh phí hạn hẹp của mình và quảng cáo vẫn hiển thị trên toàn bộ hệ thống. Ngoài ra thông qua mạng quảng cáo Ad Network, các advertiser còn hoàn toàn chủ động về mặt thời gian hiển thị quảng cáo, quảng cáo chỉ với những khung giờ, thời gian mong muốn, mang lại hiệu quả cao.
Và còn hơn thế nữa….
– Với Publisher: Những người cho phép đặt quảng cáo trên các website của họ, thông qua mạng quảng cáo Adnetwork sẽ giúp họ kiếm tiền trên website một cách đễ dàng hơn bao giờ hết. Khi mà ngày nay hình thức quảng cáo CPD đã không còn được ưa chuộng như trước, mạng quảng cáo sẽ giúp các publisher lúc nào cũng hiển thị đầy đủ quảng cáo mà không lo bị trống trên website, mặt khác thì nó cũng giúp các webmaster tận dụng được các không gian, vị trí thừa trên các webstie, mang lại thu nhập đều đặn cho publiser tham gia vào hệ thống.
Phương án tính phí của các mạng quảng cáo Ad Network
Một câu hỏi rất được các advertiser và cả publisher quan tâm đó là vậy mạng quảng cáo tính phí như thế nào? Trên thực tế, có rất nhiều các hình thức tính phí khác nhau được áp dụng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Dưới đây là các cách thức tính phí phổ biến của các mạng Ad Network hiện nay:
– CPM: CPM là gì?
CPM ( Cost Per Million ) Đây là loại quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị.Website của bạn càng có nhiều người xem và số trang mà họ xem càng nhiều thì bạn càng được trả nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên website, phát triển sao cho thật nhiều người biết đến website của bạn. Và bạn chỉ việc ngồi và ăn tiền.
– Ưu điểm: loại quảng cáo này đơn giản, dễ sử dụng và dễ kiếm tiền do bạn không phải làm gì khác ngoài việc đặt quảng cáo trên blog cho chúng hiển thị. Các công việc còn lại như tìm kiếm nhà quảng cáo, thống kê thu nhập, thanh toán, … đều do các hệ thống quảng cáo làm. Loại quảng cáo này hầu như đều có thể đặt trên mọi loại blog và website.
– Nhược điểm: do là một hình thức trả tiền theo số lần hiển thị, nên nếu blog hay website của bạn có ít người xem và số lượng page view của bạn không nhiều thì bạn sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu từ nó. Ngoài ra, một số hệ thống quảng cáo còn yêu cầu mỗi ngày hoặc mỗi tháng bạn phải có tối thiểu bao nhiêu người truy cập hoặc bao nhiêu page view thì mới chấp nhận cho bạn tham gia. Cho nên, nếu bạn có ít người truy cập thì không phải lúc nào bạn cũng tham gia được hình thức quảng cáo này.
- CPC: CPC là gì?
CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click) là hình thức quảng cáo chỉ tính tiền khi người dùng click vào. Chúng ta thường thấy trên những website lớn và quảng cáo trên Google Công việc lúc này của bạn không còn đơn giản là đặt quảng cáo, chờ nó hiển thị để kiếm tiền như CPM nữa, mà bạn phải bỏ công sức để tối ưu nó sao cho người đọc click vào thì bạn mới kiếm được tiền. Để người đọc click vào quảng cáo không phải là một việc đơn giản. Mình thường thấy trên các website giật title rất hay, đó cũng là một chiến thuật.
– Ưu điểm: dễ tham gia. Hầu như các hệ thống quảng cáo không yêu cầu mức traffic của bạn. Cho dù là một site mới thành lập hay đã lâu năm, bạn đều có thể tham gia hệ thống quảng cáo này. Khi đó, thu nhập của bạn không còn phụ thuộc vào số lượng người xem nữa, mà nó sẽ phụ thuộc vào số click. Có thể blog của bạn có ít người xem hơn blog khác, nhưng bạn biết tối ưu hóa quảng cáo để được người đọc click nhiều hơn thì thu nhập của bạn sẽ cao hơn. Do nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn nên nó cũng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.
– Nhược điểm: phải có click mới có tiền. Bạn chỉ có thể tối ưu hóa nội dung cũng như quảng cáo, còn bạn kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn không thể quyết định được. Người đọc sẽ quyết định bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Bạn hoàn toàn bị phụ thuộc vào người đọc do vậy có thể nói đây là hình thức quảng cáo không mang lại thu nhập ổn định như CPM.
-CPA: CPA là gì?
CPA (Cost per Action), hay còn được gọi với các tên khác như: CPL (Cost per Lead) hay CPS (Cost per Sales). Đây là loại quảng cáo có yêu cầu cao nhất trong các hình thức trên, nhưng bù lại bạn lại kiếm được nhiều tiền nhất nếu như thực hiện tốt.
Đúng như tên gọi, Cost per Action, không chỉ có để cho quảng cáo hiển thị như CPM, không chỉ click là có tiền như CPC, mà CPA đòi hỏi người dùng phải click vào quảng cáo và thực hiện một hoặc một chuỗi hành động tiếp theo cú click đó thì chúng ta mới có tiền. Các hành động này sẽ do nhà quảng cáo quy định. Đơn giản nhất là đăng ký thành viên, đăng ký nhận email giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tham gia trả lời các survey, dùng thử và cho ý kiến về một sản phẩm mới, v.v.. cho đến mức cao nhất là người dùng phải bỏ tiền túi ra để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán thì bạn mới kiếm được tiền. Lúc này, có thể coi như bạn là một đại lý bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm cho các nhà quảng cáo.
– Ưu điểm: Kiếm được nhiều tiền nhất. Do chúng có yêu cầu cao nhất nên số tiền mà bạn kiếm được từ chúng cũng sẽ cao nhất nếu bạn thực hiện tốt. CPA cũng không hề yêu cầu blog của bạn có nhiều người xem hay không, chúng cũng không phụ thuộc vào người dùng click nhiều hay ít, mà chúng phụ thuộc vào hành động cuối cùng của người đọc. Có thể người khác có nhiều người xem hơn bạn, người đọc của họ click vào quảng cáo nhiều hơn bạn, nhưng người đọc trên blog của họ không thực hiện “Action” cuối cùng mà nhà quảng cáo yêu cầu nhiều như người đọc trên blog của bạn làm thì bạn vẫn kiếm được nhiều tiền hơn họ.
– Nhược điểm: Khó kiếm tiền nhất. Không phải người đọc nào cũng chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Có thể họ chỉ click vào quảng cáo, nếu thấy có ích thì họ còn đọc, nếu không họ sẽ chẳng thèm quan tâm nó là gì. Điều khó nhất là bạn phải làm thế nào để người đọc chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Đây là việc không hề đơn giản nếu như họ còn phải bỏ tiền túi ra.
Có rất nhiều các phương án tính phí, tuy nhiên không phải mạng quảng cáo nào cũng sử dụng tất cả các phương pháp trên, cái này sẽ tùy thuộc vào mỗi mạng Ad network khác nhau. Tuy nhiên phổ biến và được nhiều mạng quảng cáo sử dụng nhất hiện nay là hình thức CPC bởi những ưu điểm hiệu quả mà nó mang lại. Hãy tham khảo và lựa chọn cho mình một mạng quảng cáo và một phương án tính phí phù hợp bạn nhé.
Các hình thức quảng cáo trên mạng quảng cáo Ad Network
Có thể nói mạng quảng cáo ngày nay đang là nơi mà các Advertiser ngày càng ưa thích và tham gia sử dụng. Một phần bởi những ưu điểm nổi bật trên, 1 phần lớn phải kể đến là sự đa dạng trong cách thức hiển thị quảng cáo. Dưới đây xin giới thiệu 1 vài hình thức hiển thị quảng cáo trên mạng Adnetwork:
1. Quảng cáo dạng Text:
2. Quảng cáo dạng Catalog:
3. Quảng cáo dạng Banner:
4. Quảng cáo dạng video
No comments:
Post a Comment